Rối loạn cường dương là gì?
Thuật ngữ “Rối loạn cương dương” rất rộng, bao quát nhiều dạng rối loạn bệnh lý khác nhau. Y học định nghĩa rối loạn cường dương là: “Không có khả năng đạt được và duy trì độ cương cứng của dương vật để tiến hành cuộc giao hợp một cách trọn vẹn”.
Tuy rối loạn cường dương (Erectile dysfunction – ED) là một chứng rất phổ biến được y giới sử dụng từ năm 1992 để thay thế cho từ ngữ Bất Lực Tình Dục (Impotence) nhưng vì là vấn đề nhạy cảm của nam giới nên mọi người hay né tránh. Khoảng 5% người nam trên 40 và 15-25% trên 65 có triệu chứng rối loạn cường dương. Mặc dầu thống kê cho thấy càng lớn tuổi càng dễ bị rối loạn cường dương, điều này không có nghĩa rằng cứ phải có tuổi mới mắc bệnh rối loạn cường dương.
Cách nay 20 năm, các nhà chuyên khoa tâm thần cho rằng rối loạn cường dương 90% là do tâm lý. Thập niên sau, các chuyên gia lại cho rằng rối loạn cường dương 90% là do bệnh tật cơ thể. Sau này y học cho rằng phải chia rối loạn cường dương theo 2 yếu tố tâm thần và cơ thể. Cả hai yếu tố này có thể ảnh hưởng riêng biệt hoặc cùng một lúc với nhau.
Nguyên nhân gây rối loạn cường dương
Khi người nam có một chứng bệnh cơ thể nào đó, chứng rối loạn cường dương sẽ nặng thêm vì đưa đến những lo phiền và những phản xạ tình dục bất thường. Sự lo lắng về khả năng tình dục của mình đã vô tình tạo vòng luẩn quẩn.
– Nguyên nhân thể chất
+ Tim mạch: Bệnh cứng động mạch, bệnh tim hoặc tai biến não, huyết áp cao và cholesterol cao, đều tác động đến máu chảy vào và chảy ra khỏi dương vật. Bệnh tim mạch là nguyên nhân thể chất thông thường nhất của rối loạn cường dương.
+ Tiểu đường: Tình trạng mạn tính này có thể gây tổn hại cho thần kinh và tổn hại cho các mạch máu dẫn đến dương vật. 2/3 đàn ông bị bệnh tiểu đường đều bị RLCD.
+ Thần kinh: như Ða Xơ Cứng (Multiple Sclerosis), u bướu não, bệnh tổng quát cơ thể như tiểu đường, thận suy đều là nguy cơ của bất lực sinh lý.
+ Mức độ thấp của hoóc môn nam testosterone.
+ Phẫu thuật: Phẫu thuật ung thư ruột kết, ruột thẳng hoặc tuyến tiền liệt, và ngay cả xạ trị tại vùng xương chậu có thể gây tổn hại cho các dây thần kinh và mạch máu, RLCD
+ Chấn thương: tổn thương cột tủy sống, gãy xương chậu.
+ Tác dụng phụ của thuốc: Cả một danh mục dài của các loại thuốc kê toa và thuốc bán không cần toa có tác dụng phụ là rối loạn cường dương.
Một số thuốc về tim mạch như Aldomet, Inderal, Lopressor, Serpasil; thuốc an thần, trị trầm cảm Valium, Librium, Thorazine, Equanil, Elavil, Tofranil; các thuốc chống dị ứng, thuốc ngủ Barbiturates; thuốc bao tử Tagamet; do tác dụng phụ của bức xạ trị liệu cũng đều đưa tới yếu xìu sinh lý.
– Nguyên nhân về lối sống
+ Rượu: Ảnh hưởng của rượu tới thần kinh dùng ít thì kích thích hưng phấn nhưng dùng nhiều thì làm giảm. Shakespeare đã có nhận xét: “Rượu khơi động sự ước muốn nhưng lấy đi khả năng diễn xuất làm tình”.
+ Hút thuốc lá, Crack, Cocaine, thuốc phiện: làm trở ngại lưu thông máu dẫn đến động mạch dẫn máu vào dương cụ bị thu hẹp, cứng, nghẹt. Thuốc lá thường làm động mạch co hẹp. Cần sa thì làm giảm số tinh trùng chứ không ảnh hưởng mấy tới sự cương của dương cụ.
+ Thủ dâm cũng là một tác nhân có thể dẫn đến rối loạn cường dương
– Nguyên nhân tâm lý
Những nguyên nhân này có thể xảy ra riêng lẻ hoặc phối hợp với một hay nhiều nguyên nhân thể chất của rối loạn cường dương.
+ Lo lắng về khả năng thực hiện tình dục: Khi một người đàn ông quá lo lắng về khả năng quan hệ tình dục của mình thì chức năng cương cứng của họ lại càng bị ảnh hưởng.
+ Trầm cảm
+ Yếu thần kinh
+ Vấn đề về quan hệ: căng thẳng về tài chính, gia đình xô xát, công việc quá stress cũng tác động tiêu cực đến chức năng tình dục.
Theo Benh.vn
Follow us